Checklist Thiết kế website chuẩn SEO 2023 Cho kỹ thuật Website

Bài viết đăng bởi huynhtrungbk vào lúc 27-03-2023 và cập nhật lúc 28-03-2023 130 lượt xem
Checklist Thiết kế website chuẩn SEO 2023

Khi xây dựng một trang web, việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là rất quan trọng để đảm bảo trang web đạt được các tiêu chí xếp hạng của các công cụ tìm kiếm. Để từ đó thúc đẩy hoạt động SEO một cách thuận lợi hơn. Vì vậy, Tigoweb đã tổng hợp Checklist của thiết kế website cho SEO. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết những cách SEO checklist để tối ưu hóa SEO Website nhằm giúp trang web của bạn đạt được thành công trong năm 2023.

Checklist Thiết kế website chuẩn SEO 2023 Cho kỹ thuật Website
Checklist Thiết kế website chuẩn SEO 2023 Cho kỹ thuật Website

Mục đích SEO Checklist kỹ thuật thiết kế website là gì?

Điều mà cả chủ doanh nghiệp và các SEOer quan tâm chính là làm sao để website của bạn trở nên thân thiện với công cụ tìm kiếm. Và kết quả cuối cùng là Google tin tưởng và xếp thứ hạng cao.

1. Giúp công cụ tìm kiếm (Google) đánh giá tốt website

Lợi ích đầu tiên trong việc thiết kế Website chuẩn SEO chính là nó có thể được Google xếp hạng cao trên kết quả tìm kiếm. Nhờ đó, mang lại nguồn lưu lượng tự nhiên lớn từ các công cụ tìm kiếm.

Thông thường, người dùng thường lựa chọn và tin cậy những website nằm trong top 5 trang đầu của kết quả tìm kiếm. Do đó, website càng tuân theo những nguyên tắc mà Google đưa ra thì càng được xếp hạng cao.

2. Giúp hỗ trợ kỹ thuật viên SEO thực hiện SEO dễ dàng hơn

Thiết kế website chuẩn SEO không những giúp Google dễ thu thập dữ liệu mà còn giúp người dùng đánh giá cao. Nhờ đó, bạn có thể nâng cao trải nghiệm của người dùng trên website.

Nếu người dùng cảm thấy tin tưởng web SEO của bạn thì họ sẽ ở lại lâu hơn cũng như click vào những trang khác. Và khả năng họ đặt mua sản phẩm của bạn cũng cao hơn.

Phần 1: Checklist cấu trúc nền tảng

1. Tiêu chuẩn về Domain

  • Tên miền có chứa từ khóa hoặc liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Tốt hơn hết là bạn thêm một vài từ khóa chính của Website vào domain.
  • Domain cần liên quan đến tên hoặc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
  • Tên miền có thời gian sử dụng càng lâu thì sẽ được Google đánh giá càng cao
  • Đảm bảo rằng tất cả các tên miền phụ (sub-domain) của bạn đều trỏ chính xác đến trang web chính và đều được 301 redirect đến một phiên bản duy nhất của website.

2. Tiêu chuẩn về Server – Hosting

  • Khi thiết kế Web SEO, bạn phải đảm bảo hosting có tốc độ nhanh, bảo mật tốt và mức độ ổn định cao.
  • Vì nếu hosting chậm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tải trang của website, và vì thế gây ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng.
  • Hosting nên được đặt ở quốc gia nơi mà khách hàng mục tiêu của bạn đang ở đó.

3. Source Code

4. Database

Phần 2: Checklist cấu trúc tổng thể giao diện người dùng (Front-end)

5. Khởi tạo điều hướng trang cho toàn bộ nội dung (Breadcrumb – Navigation)

6. Nhận diện Crawl Error – Lỗi dữ liệu

Crawl Error là các lỗi xảy ra khi robot của Google không thể truy cập trang web của bạn để thu thập thông tin. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sự hiển thị và xếp hạng của trang web trên kết quả tìm kiếm của Google. Việc nhận diện và sửa lỗi này sẽ giúp cho con Bot của Google có thể thu thập thông tin trang web của bạn một cách hiệu quả hơn.

7. Cho phép tùy biến khả năng Index hay không Index (No-index) của từng content

Việc Google thu thập thông tin và thực hiện lập chỉ mục cho website là hai việc hoàn toàn riêng biệt. Thường Google không thể lập chỉ mục là do bạn đặt thẻ noindex cho URL đó. Vì vậy bạn nên thực hiện kiểm tra các URL trong công cụ Google Search Console.

8. Sửa chữa những link bị lỗi (Broken link)

Nếu trang web của bạn có các liên kết bị hỏng hoặc đã hết hạn, Googlebot sẽ không thể truy cập được các trang web liên kết và dẫn đến sự giảm hiệu suất của trang web. Sửa chữa các liên kết bị lỗi sẽ giúp Googlebot truy cập được các trang liên kết và tăng cường khả năng tìm kiếm của trang web.

9. Tạo site thân thiện với thiết bị di động

Với số lượng người sử dụng điện thoại ngày càng tăng, việc tạo ra một trang web phù hợp với thiết bị di động trở nên cực kỳ quan trọng. Thiết kế Responsive, sử dụng các hình ảnh thu nhỏ, giảm kích thước font chữ và loại bỏ các yếu tố không cần thiết là một số cách để tối ưu trang web cho di động.

10. Bảo vệ trang với chứng chỉ SSL giao thức HTTPS

HTTPS là một giao thức an toàn giúp bảo vệ thông tin truyền tải giữa trình duyệt và máy chủ. Việc sử dụng HTTPS sẽ giúp tăng cường độ tin cậy của trang web và có thể cải thiện thứ hạng của trang web trên kết quả tìm kiếm.

11. Có khả năng Tạo và cập nhập XML Sitemap tự động

Cần tạo XML Sitemap cho website và tiến hành gửi lên Google nhằm giúp cho con Bot của Google định hướng và thu thập dữ liệu website. Và sau đó tiến hành lập chỉ mục trang web của bạn một cách đầy đủ và hiệu quả nhất.

12. Cho phép Admin cài thêm các script hỗ trợ kèm theo để thực hiện SEO

Cài đặt Google Analytics

Thiết lập Google Analytics giúp theo dõi và phân tích dữ liệu về lưu lượng truy cập trên trang web của bạn. Bạn có thể xem số lần truy cập, lượng người dùng, trang được xem nhiều nhất và nhiều thông tin hữu ích khác để giúp bạn tối ưu hóa trang web của mình.

Phần 3: Checklist cấu trúc trang đích (Front-end)

13. Tối ưu thẻ Title H1

Thẻ tiêu đề là một yếu tố rất quan trọng trong việc tối ưu hóa trang web, nó không nên dài quá 60 ký tự. Nên đặt từ khóa ở ngay đầu thẻ tiêu đề để giúp cho các công cụ tìm kiếm nhận biết được chủ đề chính của trang web.

Ngoài từ khóa chính, bạn cũng nên sử dụng từ khóa đuôi dài trong tiêu đề của trang web để tăng độ phù hợp và mức độ chi tiết của nội dung trang web. Những từ khóa đuôi dài không có cạnh tranh nhiều nên dễ dàng nhắm đúng đối tượng người tìm kiếm.

14. Tối ưu Meta Description

Kiểm tra thẻ Meta có thiếu, trùng lặp hay ngắn hay không? Việc tối ưu thẻ Meta description giúp Google đánh giá cao bài viết của website. Bên cạnh đó còn giúp người truy vấn hình dung được nội dung bài viết hướng đến của website bạn là gì. Từ đó đưa ra quyết định nhấp vào bài viết website trên SERPs.

15. Tối ưu URL thân thiện

Thêm từ khóa vào URL của trang web sẽ giúp cho các trang web xuất hiện cao hơn trong kết quả tìm kiếm. Bạn nên sử dụng từ khóa chính của trang web trong URL để tăng tính chính xác và độ phù hợp của nội dung trang web.

Sử dụng URL ngắn giúp cho trang web của bạn dễ nhớ hơn và dễ dàng chia sẻ hơn cho người dùng. Đồng thời, URL ngắn cũng giúp cho trang web tải nhanh hơn và tăng tính thân thiện.

16. Mục lục cho nội dung trang đích

17. Cho Phép tùy biến Heading trong content

18. Tốc độ load trang

Tốc độ tải trang có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và thứ hạng của trang web trên kết quả tìm kiếm. Thường xuyên kiểm tra và tối ưu hóa tốc độ tải trang bằng cách sử dụng các công cụ như Google PageSpeed Insightsvà GTmetrix là một cách tối ưu hóa kỹ thuật SEO.

19. Khởi tạo các Schema Markup sẵn cho các nội dung

Schema Markup là một công nghệ giúp cho các trang web hiển thị các thông tin cơ bản một cách dễ dàng cho các công cụ tìm kiếm. Bằng cách sử dụng các đánh dấu Schema, bạn có thể chỉ định cho Google hiểu được các phần cơ bản của trang web của bạn, từ tiêu đề, mô tả, địa chỉ, đến các sản phẩm, bài viết, đánh giá.

Lời kết

Tổng hợp các tips và chiến thuật trong SEO checklist được đề cập trên bài viết là cách hiệu quả để nâng cao thứ hạng và tăng cường sự hiện diện trên các công cụ tìm kiếm. Việc tuân thủ các bước kiểm tra kỹ thuật, nội dung và xây dựng liên kết sẽ giúp trang web của bạn trở nên chuyên nghiệp và thu hút nhiều lượt truy cập hơn. Vì vậy, hãy thực hiện đầy đủ các bước SEO Checklist và áp dụng các chiến thuật SEO hiệu quả để đạt được kết quả tốt nhất cho trang web của bạn.

Checklist Thiết kế website chuẩn SEO 2023
Checklist Thiết kế website chuẩn SEO 2023

Để lại một bình luận